Đơn đăng ký sáng chế

  • Tác giả: Luật Hoàng Phi |
  • Cập nhật: 05/01/2024 |
  • Sở hữu trí tuệ |
  • 3434 Lượt xem

Đơn đăng ký sáng chế chính là tờ khai đăng ký trong hồ sơ đăng ký sáng chế sẽ được nộp tại cục Sở hữu trí tuệ. Để khách hàng hiểu được một số nội dung và yêu cầu trong đơn đăng ký sáng chế, chúng tôi sẽ tư vấn như sau:

Yêu cầu đối với đơn đăng ký sáng chế?

Đơn đăng ký sáng chế bao gồm các tài liệu sau

+ Tờ khai đăng ký sáng chế theo mẫu của Cục sở hữu trí tuệ

+ Bản mô tả sáng chế và bản bản tóm tắt sáng chế. Trong đó, bản mô tả sáng chế gồm phần mô tả sáng chế và phạm vi bảo hộ sáng chế.

Lưu ý:

– Bản mô tả sáng chế trong đơn đăng ký sáng chế phải đáp ứng các điều kiện sau theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ

+ Bộc lộ đầy đủ và rõ ràng bản chất của sáng chế đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó;

+ Giải thích vắn tắt hình vẽ kèm theo, nếu cần làm rõ thêm bản chất của sáng chế;

+ Làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế.

– Phạm vi bảo hộ sáng chế phải được thể hiện dưới dạng tập hợp các dấu hiệu kỹ thuật cần và đủ để xác định phạm vi quyền đối với sáng chế và phải phù hợp với phần mô tả sáng chế và hình vẽ

– Bản tóm tắt sáng chế phải bộc lộ những nội dung chủ yếu về bản chất của sáng chế.

+ Giấy uỷ quyền cho tổ chức đại diện thay mặt chủ sở hữu sáng chế nộp đơn đăng ký sáng chế (nếu đơn nộp thông qua đại diện)

+ Tài liệu chứng minh quyền đăng ký sáng chế (trong trường hợp người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác)

+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên(nếu có);

+ Chứng từ nộp phí, lệ phí cho việc đăng ký sáng chế

huong-dan-don-dang-ky-sang-che

Yêu cầu khác đối với đơn đăng ký sáng chế

Đơn đăng ký sáng chế và tài liệu giao dịch giữa người nộp đơn và Cục sở hữu trí tuệ phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác và có thể phải được dịch ra tiếng Việt khi Cục sở hữu trí tuệ yêu cầu:

–  Giấy uỷ quyền;

–  Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (nếu có)

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên(nếu có) bao gồm (i) Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên (ii) Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.

Yêu cầu về tính thống nhất đơn đăng ký sáng chế

Ngoài yêu cầu về chung, yêu cầu khác đối với đơn đăng ký sáng chế, đơn đăng ký sáng chế còn phải đáp ứng yêu cầu thống nhất sau:

– Mỗi đơn đăng ký sáng chế chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ trừ trường hợp dưới đây.

– Mỗi đơn đăng ký sáng chế có thể yêu cầu cấp một Bằng độc quyền sáng chế hoặc một Bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho một nhóm sáng chế có mối liên hệ chặt chẽ về kỹ thuật nhằm thực hiện một ý đồ sáng tạo chung duy nhất.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Hoàng Phi về yêu cầu đối với đơn đăng ký sáng chế, Trong trường cần tiến hành thủ tục đăng ký sáng chế hoặc thắc mắc về đơn đăng ký sáng chế, khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty Luật Hoàng Phi theo địa chỉ sau đây.

Chủ đơn đăng ký sáng chế cần đáp ứng điều kiện gì?

Ngoài điều kiện bảo hộ sáng chế như trình bày ở trên, chủ đơn đăng ký muốn được bảo hộ còn phải đáp ứng được các điều kiện sau:

– Người tạo ra sáng chế (tác giả sáng chế) phải tạo ra sáng chế bằng chi phí và công sức của mình;

– Cá nhân, tổ chức đầu tư kinh phí, cơ sở, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc cho tác giả, thuê tác giả trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc thỏa thuận đó không trái quy định của pháp luật;

– Trường hợp có nhiều cá nhân, tổ chức cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì tổ chức, cá nhân đó được quyền đăng ký sáng chế sau khi được cá nhân, tổ chức còn lại đồng ý

– Trường hợp sáng chế được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phi từ ngân sách nhà nước:

– Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật, quyền đăng ký sáng chế thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế;

– Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật), một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký sáng chế;

– Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu – phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thoả thuận hợp tác nghiên cứu – phát triển không có quy định khác thì một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu – phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế.

Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Sở hữu Trí tuệ Hoàng Phi

Văn phòng HN: Phòng 301, Tòa nhà F4, Số 112 Phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

Tel: 024.62852839   Email: lienhe@luathoangphi.vn

Văn phòng HCM: Phòng A-C2 Tầng 12, Block A, Tòa nhà Sky Center, số 10 Phổ Quang, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Tel: 028.73090.686   Email: lienhe@luathoangphi.vn

HOTLINE: 096.1980.8860981.378.999

Liên hệ ngoài giờ Hành chính: Vui lòng gọi: 0981.378.999      Email: lienhe@luathoangphi.vn

Tham khảo mẫu đơn (tờ khai) đăng ký sáng chế:

5/5 - (1 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ