Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm máy bán hàng tự động

  • Tác giả: Luật Hoàng Phi |
  • Cập nhật: 05/12/2023 |
  • Sở hữu trí tuệ |
  • 1532 Lượt xem

Máy bán hàng tự động rất đa dạng có máy bán nước uống đóng chai, cà phê, bim bim…Mặc dù thị trường máy bán hàng tự động ở Việt Nam chưa phát triển tuy nhiên thương nhân vẫn nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu máy bán hàng do mình cung cấp để tạo được vị trí trên thị trường cũng như chỗ đứng riêng với người tiêu dùng.

Tại sao cần đăng ký nhãn hiệu?

Việc đăng ký nhãn hiệu là rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp vì những lý do sau

Có đầy đủ cơ sở pháp lý để tiến hành biện pháp hành chính hoặc hình sự để xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu khi phát hiện nhãn hiệu của mình bị làm giả, làm nhái…vv.

Ngăn chặn hành vi làm nhái, làm giả nhãn hiệu để tạo lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm/dịch vụ trên thị trường.

Được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên lãnh thổ Việt Nam.

Tạo dựng niềm tin khách hàng và phát triển được sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu đó một cách bền vững.

Khi đăng ký nhãn hiệu khách hàng cần lưu ý những vấn đề sau

Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu:

– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

– Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Tra cứu khả năng đăng ký của nhãn hiệu

Trước khi nộp đơn đăng ký chủ sở hữu cần tra cứu nhãn hiệu để đánh giá khả năng được đăng ký từ đó có những điều chỉnh thiết kế nhãn hiệu cho phù hợp

Việc tra cứu nhãn hiệu có thể tự thực hiện thông qua trang web dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ là http://noip.gov.vn. Tuy nhiên tự tra cứu sẽ rất khó khăn nếu không nắm rõ cách thức tra cứu qua trang thông tin. Do đó, chủ sở hữu có thể yêu cầu tra cứu nâng cao thông qua các tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm máy bán hàng tự động

– Tờ khai theo mẫu của Cục sở hữu trí tuệ

 Tờ khai bao gồm những thông tin mà chủ sở hữu cần hoàn thành bao gồm các thông tin sau:

+ Thông tin mẫu nhãn hiệu dự dịnh đăng ký

+ Thông tin mô tả mẫu nhãn hiệu đăng ký để chuyên viên tham khảo;

+ Thông tin chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký

+ Thông tin về nhóm sản phẩm/dịch vụ mà thương hiệu dự định độc quyền

+ Thông tin về các khoản chi phí cho việc đăng ký mà chủ sở hữu phải trả.

– 05 mẫu nhãn hiệu đăng ký

Mẫu nhãn hiệu được in trên giấy A4 với kích thước 8cmx8cm và đúng mẫu thương hiệu khách hàng sẽ sử dụng trong tương lai

– Chứng từ lệ phí từ Cục sở hữu trí tuệ xác nhận chủ đơn đã nộp phí xét nhiệm

Nơi nộp hồ sơ đăng ký: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Luật Hoàng Phi sẽ làm những gì để giúp khách hàng đăng ký nhãn hiệu?

Trong trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau:

–  Tư vấn cho khách hàng tài liệu cần thiết

–  Tư vấn cho khách hàng lựa chọn mẫu nhãn hiệu phù hợp

–  Tiến hành tra cứu khả năng đăng ký, đưa ra ý kiến chuyên môn để sửa đổi bổ sung để tăng khả năng bao hộ cho nhãn hiệu (trong trường hợp nhãn hiệu của khách hàng tương tự cao với của bên khác đã đăng ký)

–  Soạn hồ sơ, ký & đóng dấu hồ sơ, trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục SHTT

–  Theo dõi tiến độ xét duyệt hồ sơ, trao đổi với chuyên viên xét nghiệm hồ sơ, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên (nếu có)

–  Nhận Giấy chứng nhận hoặc khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận (áp dụng trong trường hợp CSHTT từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu)

–  Theo dõi việc sử dụng nhãn hiệu trên thị trường, trong trường hợp phát hiện đối tượng làm giả, làm nhái, chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng tiến hành biện pháp xử lý hành chính hoặc hình sự để xử lý hành vi xâm phạm.

 

5/5 - (1 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ