Các biện pháp Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

  • Tác giả: Luật Hoàng Phi |
  • Cập nhật: 14/12/2023 |
  • Sở hữu trí tuệ |
  • 5478 Lượt xem

Biện pháp tự bảo vệ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Biện pháp tự bảo vệ xuất phát từ nguyên tắc tổn trọng, bảo vệ quyền dân sự của pháp luật Việt Nam, được ghi nhận tại Điều 9 Bộ luật dân sự năm 2005 và được cụ thể hóa tại Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ.

Biện pháp tự bảo vệ cho phép chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được áp dụng những biện pháp nhất định để bảo vệ quyền của minh. Các biện pháp mà chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể lựa chọn để áp dụng là: ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dút hành vi xâm phạm; buộc người có hành vi xâm phạm phải xin lỗi, cải chính công khai; yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải bồi thường thiệt hại; yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có tòa án và trọng tài bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể sử dụng các biện pháp này bằng cách trực tiếp gặp chủ thể vi phạm hoặc sử dụng các phương thức khác như: gọi điện thoại, gửi thư qua bưu điện, gửi thư điện tử, FAX hoặc tiến hành những hành vi cụ thể để bảo vệ quyền sở hữu của mình. Người bị xâm phạm quyền sở hữu có thể lựa chọn áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khác nhau để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Tuy nhiên, việc chủ thể áp dụng các biện pháp để tự bảo vệ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng của mình không được trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.

Trong thực tế, khi quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm, biện pháp bảo vệ quyền đầu tiên được áp dụng là tự bảo vệ. Trước hết, biện pháp này tôn trọng quyền tự định đoạt của chủ thể. Hơn nữa, mặc dù không có sự can thiệp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng trong chừng mực nhất định, biện pháp này cũng giúp nhanh chóng ngăn chặn, chấm dứt hành vi xâm phạm.

Tham khảo: Đăng ký sở hữu trí tuệ

Biện pháp hành chính bảo vệ sở hữu trí tuệ

Xử lí vi phạm hành chính đối với quyền sở hữu trí tuệ là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp nhất định xử lí các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng của cá nhân, tổ chức mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Xử lí hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính được quy định tại Mục 1

Chương XVIII Luật sở hữu trí tuệ, Chương IV Nghị định của Chính phủ so 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lí nhà nước về sở hữu trí tuệ, Nghị định của Chính phủ số 106/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp.

Đối với biện pháp hành chính, cách thức bảo vệ quyền của chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ rất phong phú. Cụ thể, bao gồm các hình thức xử phạt hành chính (trong đó có hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung) và các biện pháp khắc phục hậu quả. Cảnh cáo và phạt tiền là hai hình thức xử phạt chính. Bên cạnh đó, tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, người xâm phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như sau: tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ; đình chỉ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm trong một thời hạn nhất định. Tuỳ từng trường hợp, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn phải chịu áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như sau: buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh tuệ; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá

Để bảo đảm việc xử lí các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng các biện pháp hành chính đạt hiệu quả, Luật sở hữu trí tuệ cho phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính. Các biện pháp cụ thể là: tạm giữ người, tạm giữ hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm; khám người; khám phương tiện vận tải, đồ vật, khám nơi cất giấu hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm về sở hữu trí tuệ; một số biện pháp khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính trong những trường hợp nhất định theo quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 215 Luật sở hữu trí tuệ.

Theo Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ, biện pháp hành chính áp dụng để xử lí những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đến mức gây thiệt hại cho người tiêu dùng, cho xã hội. Mặc dù pháp luật hình sự không quy định cụ thể, tuy nhiên chúng ta hiểu rằng khi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng của cá nhân, tổ chức là hành vi nguy hiểm cho xã hội cấu thành tội phạm thì cá nhân, tổ chức đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ yêu cầu cơ quan nào xử lí hành vi xâm phạm quyền sở hũu trí tuệ theo thủ tục hành chính cũng là một vấn đề lớn cần phải xem xét để hoàn thiện. Hiện nay, pháp luật quy định thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính cho rất nhiều cơ quan. Trong thực tế, các cơ quan này đôi khi hoạt động chồng chéo, đôi khi lại không cơ quan nào xử lí hành vi vi phạm. Chính vì vậy, để việc xử lí các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đạt hiệu quả cao, đòi hỏi các cơ quan này phải độc lập với nhau nhưng đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt động.

Biện pháp hình sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Khi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng của cá nhân, tổ chức là hành vi nguy hiểm cho xã hội cấu thành tội phạm thì cá nhân, tổ chức đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc áp dụng biện pháp hình sự thuộc thẩm quyền của toà án.

Bộ luật hình sự quy định các tội danh và hình phạt tương ứng nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Để bảo vệ quyền tác giả, Bộ luật hình sự quy định hai tội: tội xâm phạm quyền tác giả (Điều 131) và tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác (Điều 271).

Để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, Bộ luật hình sự quy định các tội: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi (Điều 158); tội lừa dối khách hàng (Điều 162); tội xâm phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điều 170); tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171).

Tuy nhiên, pháp luật hình sự mới chỉ quy định các tội xâm phạm quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp mà chưa quy định các tội xâm phạm quyền đối với giống cây trồng. Bởi vậy, khi xử lí hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hình sự, các nguyên tắc chung của pháp luật hình sự được áp dụng để giải quyết.

Biện pháp dân sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lí hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lí bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Các tranh chấp sở hữu trí tuệ là loại tranh chấp dân sự, bởi vậy về nguyên tắc tranh chấp sở hữu trí tuệ được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự của Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định. Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều đặc thù của vi phạm, tranh chấp sở hữu trí tuệ, Luật sở hữu trí tuệ quy định nhiều nội dung cụ thể hơn so với Bộ luật tố tụng dân sự với mục đích giải quyết tốt loại vi phạm, tranh chấp này. Ví dụ, quy định về quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự (Điều 203), nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 204), căn cứ xác định mức bồi thường do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 205), nghĩa vụ của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 208).

Khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và tác giả, chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp cũng như các chủ thể có quyền liên quan khác có quyền yêu cầu toà án bảo vệ quyền của mình. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (Điều 25, Điều 27, Điều 33, Điều 34), thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sở hữu trí tuệ được xác định như sau:

a. Nếu tranh chấp sở hữu trí tuệ thuần tuý là tranh chấp dân sự, thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân cấp huyện;

b. Nếu tranh chấp sở hữu trí tuệ thuần tuý là tranh chấp dân sự nhưng có đương sự hoặc đối tượng sở hữu trí tuệ ở nước ngoài, thuộc quyền của toà án nhân dân cấp tỉnh;

c. Nếu tranh chấp sở hữu trí tuệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận được coi là tranh chấp thương mại, kinh doanh và thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân cấp tỉnh.

Thủ tục tố tụng dân sự cho phép tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, tác giả, chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp và chủ văn bằng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng cũng như các chủ thể có quyền liên quan khác được quyền khởi kiện yêu cầu toà án công nhận quyền của mình; buộc người có hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng phải chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc người có hành vi xâm phạm phải bổi thường thiệt hại, phải thực hiện nghĩa vụ, phải xin lỗi, cải chính công khai; buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Theo biện pháp dân sự, tòa án buộc cá nhân, tổ chức xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải bồi thường thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần cho các chủ thể quyền tác giả, quyền sở hữu cống nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Tuy nhiên, khoản bù đắp tổn thất tinh- thần chỉ dành cho tác giả các tác phẩm vãn học, nghệ thuật, khoa học, người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng mà không dành cho chủ sở hữu các đối tượng này. Mức bồi thường thiệt hại được xác định theo quy định tại Điều 205 Luật sở hữu trí tuệ.

Trong trường hợp không xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất thì toà án có thẩm quyền ấn định mức bồi thường tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại nhưng không quá năm trăm triệu đồng (500.000.000. đồng). Mức bồi thường về tinh thần trong giới hạn từ năm triệu đồng (5.000.000 đồng) đến năm mươi triệu đồng (50.000.000 đồng).

Để bảo vệ quyền lợi các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật quy định cho những chủ thể quyền sở hữu trí tuệ được yêu cầu toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Biện pháp khẩn cấp tạm thời được toà án áp dụng theo thủ tục tố tụng dân sự. Luật sở hữu trí tuệ quy định các biện pháp tạm thời gồm: thu giữ, kê biên, niêm phong, cấm thay đổi hiện trạng, cấm di chuyển; cấm dịch chuyển quyền sở hữu. Tuy nhiên, cũng như việc áp dụng các biện pháp bảo đảm ngắn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính, toà án chỉ ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong những trường hợp nhất định (theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 206 Luật sở hữu trí tuệ). Thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải tuân thủ quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (Chương VIII, Phần thứ nhất).

Biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ

Cơ quan hải quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ. Cụ thể, cơ quan hải quan áp dụng hai loại biện pháp sau: tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; kiểm tra,giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Theo Luật hải quan năm 2001 (Điều 57 và Điều 58), cơ quan hải quan được tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với các hàng hoá nhập khẩu, xuất

5/5 - (1 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ